LỰA CHỌN LOẠI BĂNG CẢN NƯỚC PHÙ HỢP

Băng cản nước

LỰA CHỌN LOẠI BĂNG CẢN NƯỚC PHÙ HỢP

Việc lựa chọn sử dụng loại băng cản nước nào phụ thuộc vào việc xác định mục đích sử dụng là để ngăn chặn nước rò rỉ qua các kẽ hở và mối nối, ngăn sự dịch chuyển của mối nối hay cả hai mục đích trên.       

–    Nếu mục đích là để chống lại áp lực nước từ mặt đất: băng cản nước phải được sử dụng tại các mối nối nằm trên bề mặt tiếp xúc với nước để ngăn chặn sự rò rỉ của nước qua mối nối.       

–    Nếu không có áp lực nước, mục đích là ngăn chặn sự dịch chuyển của mối nối: Sử dụng  băng cản nước loại trung tâm tại chính giữa mảnh bê tông cắt.       

–    Nếu công trình thi công nằm trong khu vực hay có động đất hoặc lũ lụt: Chọn loại băng cản nước có thể giãn dài nhưng kháng được giãn ngang.    

Tùy theo thông số của mối nối giãn nở để lựa chọn sắp xếp mối nối trong phạm vi từ 18mm –   50mm. Cần sử dụng loại băng cản đặc biệt có bề mặt khép kín để bảo vệ mối nối và các vật liệu bên trong mối nối, bề mặt nhìn thấy của mối nối hoặc bề mặt không có băng cản nước bảo vệ của mối nối.

Xem thêm: Băng cản nước best waterbar

Một số loại BCN được sử dụng trong quá trình đổ bê tông, một số được sử dụng để thi công bên ngoài sau khi đã đổ xong bê tông, chi tiết như sau:    

LỰA CHỌN KÍCH THƯỚC BĂNG CẢN NƯỚC   

Sau khi lựa chọn loại băng cản nước, cần xác định kích thước phù hợp cần lưu ý độ dày bê tông, độ dài mối nối, độ cao áp lực nước, mức độ giãn nở, co ngót, sụt lún.    

Về độ dày:

Nếu công trình thi công nằm trong  khu  vực hay có động đất, hoặc mật độ  giãn nở / co ngót / sụt lún hoặc áp lực nước cao → chọn độ dày wall lớn nhất.    

Về chiều rộng:

Tuân theo các công thức sau:       

–    L<T      

–    L> 6a + d      

–    Y > L – d/2      

–    X > 2a   

Trong đó:       

–    D: Khoảng cách mối nối      

–    X: Khoảng cách từ BCN đến thép thiết bị gần nhất (mm)      

–    L: Chiều rộng BCN (mm)      

–    T: Độ dày bê tông (mm)      

–    A: Đường kính khe lớn nhất (mm)       

–    Y: Khoảng cách từ BCN đến mặt bê tông (mm)   

Xem thêm: Băng cản nước PVC KC200

Lưu ý:    

Băng cản nước PVC được hàn nhiệt nhờ vào kết cấu dẻo nóng.

Với các thi công đơn   giản, có thể dùng keo dán pvc.    

Không được đục lỗ hay xuyên dây qua các lỗ trong quá trình hàn hay gắn băng cản nước.

Có thể sử dụng khớp nối bổ sung để đạt được độ sâu và kích thước yêu cầu. Ngoài ra, cũng có   thể sử dụng kẹp nối hoặc móc lỗ.   

Bài viết liên quan :

TỔNG QUAN VỀ MẠCH NGỪNG BÊ TÔNG

PHƯƠNG ÁN CHỐNG THẤM MẠCH NGỪNG BÊ TÔNG

LỰA CHỌN LOẠI BĂNG CẢN NƯỚC PHÙ HỢP

TCVN 9384:2012 BĂNG CHẮN NƯỚC

TCVN 9407:2014 VỀ BĂNG CHẶN NƯỚC PVC

BIỆN PHÁP THI CÔNG CHỐNG THẤM BẰNG SIKALASTIC 680 AP

LIÊN HỆ BÁO GIÁ – MUA HÀNG – THI CÔNG

[wpseo_all_locations id=”all” max_number=”200″ show_state=”1″ show_country=”1″ show_phone=”1″ show_phone_2=”1″ show_fax=”1″ show_email=”1″ show_logo=”0″ orderby=title order=ASC]

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.